Tại bệnh viện Bạch Mai, các bệnh viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi là nguyên nhân hay gặp nhất tại các trẻ nhỏ đến thăm khám và điều trị vào mùa đông và giai đoạn chuyển mùa.
Một số lưu ý cho cha mẹ:
Với triệu chứng khởi phát chỉ là húng hắng ho, sổ mũi, nhưng chỉ sau 2-3 ngày, trẻ có thêm các triệu chứng khó thở, khò khè. Dấu hiệu suy hô hấp có thể xảy ra, trẻ cần được đưa ngay tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác của trẻ do thiếu oxy, trong tình huống này trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Hãy quan tâm đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ
Ở trẻ nhỏ, cần hết sức lưu ý bệnh thường diễn biến nhanh và biểu hiện bệnh không rõ rệt như ở trẻ lớn nên có nhiều khó khăn trong chẩn đoán chính xác bệnh, nhất là bà mẹ mới nuôi con và có thể gặp ở những nhân viên y tế chưa nhiều kinh nghiệm. Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm đường hô hấp dưới (phế quản, tiểu phế quản, phổi) là trẻ thở nông và thở gấp (do đường thông khí bị tắc nghẽn do viêm nên trẻ phải thở nông, thở gấp để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết). Nhưng khi nhận biết được hai triệu chứng này thì đã tới giai đoạn phải xử trí cấp cứu trẻ. Do vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý với bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ.
- Trẻ có thở khò khè, thở rít: bố mẹ có thể nghe thấy được hoặc nghe rõ hơn bố mẹ có thể áp sát tai vào ngực trẻ.
- Trẻ có triệu chứng rút lõm lồng ngực: bố mẹ có thể để ý thấy 1/3 ngực dưới trẻ lõm xuống một cách rõ rệt khi trẻ hít vào, đó là khi trẻ có triệu chứng rút lõm lồng ngực kèm triệu chứng thở nhanh khi ấy trẻ đã mắc viêm phổi nặng, cần đưa trẻ tới ngay viện để điều trị kịp thời.
Bố mẹ cần cảnh giác trước các dấu hiệu viêm đường hô hấp tưởng như đơn giản như ho, sổ mũi, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi tránh trường hợp bệnh biến chuyển nặng nề khó xử trí. Chúng có thể là dấu hiệu của những tình trạng viêm nhiễm nặng hơn đường hô hấp dưới. Cần sử dụng thuốc điều trị dứt điểm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên
Trong điều trị theo Đông Y và Tây Y, dự phòng luôn là yếu tố quan trọng. Chủ động phòng tránh các nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh, cha mẹ có thể chủ động:
- Có chế độ chăm sóc khoa học, giữ gìn vệ sinh, phòng ở sạch và thoáng cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với cơ địa và khả năng hấp thu của trẻ.
- Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn, hiệu quả như tỳ bà diệp, bách bộ … giúp tăng cường, điều hòa miễn dịch nâng cao khả năng tự chống đỡ của cơ thể trẻ với các tác nhân tấn công từ bên ngoài.
Minh Anh (biên tập)
Để được tư vấn chi tiết về biện pháp điều trị, không còn lo về đờm, ho, khò khè cho bé và tăng cường sức khỏe đường hô hấp cho bé, chặn đứng viêm đường hô hấp tái phát trở lại, mời độc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí 1800 0055 - 0964.1800.11